Kế toán tài sản cố định


LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
►Theo chuẩn mực kế toán quốc tế:
Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, là kết quả của những hoạt động trong quá khứ, mà từ đó một số lợi ích kinh tế trong tương lai có thể dự kiến trước một cách hợp lý.
►Theo thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính:
Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh SXKD và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.
►Tiêu chuẩn để một tài sản được coi là TSCĐ (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam):
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Trong kế toán TSCĐ, kế toán phải xác định được nguyên giá của tài sản khi mua hoặc nhận về. Trong quá trình sử dụng phải xác định chính xác mức khấu hao của từng tài sản đó và trích phân bổ cho từng đơn vị sử dụng.
Vai trò của TSCĐ trong các doanh nghiệp xây dựng là rất quan trọng. Trong các doanh nghiệp, giá trị tài sản cố định thường chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ giá trị tài sản trong công ty. Chi phí TSCĐ biến động sẽ ảnh hưởng tới giá thành, ảnh hưởng đến thuận lợi của doanh nghiệp. Do đó cần phải quản lý TSCĐ thật hợp lý, khoa học, từ khi mua về, sử dụng cho tới khi thanh lý.
►Nguyên tắc quản lý TSCĐ:
- Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
- Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư.
- Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.
►Nhiệm vụ kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng, giá trị, tình trạng tăng giảm, di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ tình hình mua sắm đầu tư, bảo quản sử dụng TSCĐ.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình tính toán phản ánh chính xác hóa số khấu hao chi phí kinh doanh của đơn vị có liên quan.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ.
- Tham gia vào công tác kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường, đánh giá lại TSCĐ trong trường hợp cần thiết. Tổ chức phân tích tình hình bảo quản, sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
1.2.2 Phân loại tài sản cố định
TSCĐ trong doanh nghiệp có công dụng khác nhau trong hoạt động kinh doanh, để quản lý tốt cần phải phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ là việc sắp xếp các TSCĐ trong doanh nghiệp thành các loại, các nhóm TSCĐ có cùng tính chất, đặc điểm theo những tiêu thức nhất định. Căn cứ vào mục đích sử dụng của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản cố định theo các chỉ tiêu sau:
Ø  Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
+ TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của chúng gồm:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở, nhà kho, cửa hàng, chuồng trại, sân phơi, giếng khoan, bể chứa, cầu đường…
- Máy móc thiết bị: gồm máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD.
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: ô tô, máy kéo, tàu thuyền dùng trong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước, hệ thống dẫn hơi …
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm.
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: trong các doanh nghiệp nông nghiệp.
- TSCĐ hữu hình khác: bao gồm các TSCĐ chưa được xếp vào các nhóm TSCĐ trên.
+ TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Bao gồm các loại sau:
- Quyền sử dụng đất: là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra có liên quan tới sử dụng đất. Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí đền bù, san lấp …
- Nhãn hiệu hàng hóa: chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được quyền sử dụng một loại nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa nào đó.
- Bản quyền, bằng sáng chế: giá trị bằng phát minh, sáng chế là các chi phí doanh nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng.
- Phần mềm máy vi tính: giá trị của phần mềm máy vi tính do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua hoặc tự xây dựng, thiết kế.
- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để được các loại giấy phép, giấy phép nhượng quyền.
- Quyền phát hành: chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được bản quyền phát hành các loại sách, báo, tạp chí, ấn phẩm văn hóa, nghệ thuật khác.
Ø  Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ là những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1.2.3.1 Xác định nguyên giá (giá trị ban đầu của TSCĐ)
Ø  Nguyên giá TSCĐ hữu hình (TSCĐHH)
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Nguyên giá TSCĐHH do mua sắm trực tiếp, bao gồm giá mua thực tế phải trả, các khoản thuế (trừ các khoản thuế được hoàn  lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Đối với TSCĐ mua sắm dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án hoặc dùng cho hoạt động phúc lợi, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
- Nguyên giá TSCĐHH mua trả chậm, trả góp là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua, các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
- Nguyên  giá TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi.
Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
- Nguyên giá TSCĐHH được cấp (do đơn vị cấp trên cùng hệ thống cấp), được điều chuyển nội bộ đến,… xác định theo giá ghi trên sổ kế toán đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển.
- TSCĐ không được cấp trên không cùng hệ thống cấp xác định theo giá trị còn lại hoặc giá đánh lại thực tế của hội đồng giao nhận cộng (+) chi phí vận chuyển, nâng cấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Nguyên giá TSCĐHH nhận góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, được tài trợ, biếu tặng,… là giá đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Ø   Nguyên giá TSCĐ vô hình (TSCĐVH)
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
- Nguyên giá TSCĐVH được xác định trong các trường hợp: mua riêng biệt, trao đổi, được tài trợ, được cấp, biếu tặng đều được xác định tương tự như xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình.
+ Một số TSCĐVH đặc thù nguyên giá xác định cụ thể như sau:
- Nguyên giá từ việc sáp nhập doanh nghiệp: Nguyên giá của tài sản là giá hợp lý của tài sản đó vào ngày mua, ngày sáp nhập doanh nghiệp, giá trị hợp lý có thể là: giá niêm yết tại thị trường hoạt động, giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ tương tự.
- Nguyên giá TSCĐVH là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê 1 lần cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
+ Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc là giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động tài chính.
Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc cho thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc lãi suất đi vay của bên thuê.
v  Giá trị còn lại của TSCĐ
Sau khi ghi nhận nguyên giá ban đầu, trong quá trình sử dụng, nguyên giá TSCĐ được theo dõi trên sổ kế toán không thay đổi nếu không có quy định khác. Trong trường hợp có phát sinh các khoản chi phí khác liên quan đến TSCĐ như chi phí sửa chữa bảo dưỡng, nâng cấp thì các chi phí này được xử lý như sau:
Các chi phí phát sinh không làm tăng lợi ích kinh tế tương lai của TSCĐ thì không được ghi tăng nguyên giá, khi đó được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ chưa dịch chuyển vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra. Giá trị còn lại của TSCĐ được tính như sau:
Giá trị còn lại
=
Nguyên giá
-
Hao mòn luỹ kế
Ý nghĩa của chỉ tiêu giá trị còn lại:
Phản ánh rõ giá trị của TSCĐ chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra.
Việc theo dõi giá trị còn lại của TSCĐ nhằm cung cấp số liệu cho doanh nghiệp xác định số vốn còn lại của TSCĐ cần phải được thu hồi.
Thông qua chỉ tiêu giá trị còn lại của TSCĐ, có thể đánh giá tình trạng TSCĐ của đơn vị cũ hay mới để có cơ sở đề ra các quyết định về đầu tư bổ sung, sửa chữa, đổi mới TSCĐ…
v  Đánh giá lại TSCĐ
Trong quá trình sử dụng, giá trị ghi sổ ban đầu của TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ ghi trên sổ không còn phù hợp với giá trị thị trường của TSCĐ. Số liệu sổ kế toán về giá trị TSCĐ không còn đủ tin cậy cho việc xác định các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ. Do đó, cần phải đánh giá lại TSCĐ.
Các trường hợp phải cần phải đánh giá lại TSCĐ:
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sát nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Nguyên tắc: Khi đánh giá lại TSCĐ, phải xác định lại tất cả các chỉ tiêu nguyên giá và giá trị còn lại của TCSĐ. Thông thường, giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại được điều chỉnh theo công thức:
Giá trị còn lại
=
Nguyên giá
-
Giá trị hao mòn của TSCĐ sau khi đánh giá lại sau khi đánh giá lại
1.2.4.1 Khấu hao TSCĐ
- Khái niệm: khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sáng tạo ra.
- Bản chất là một biện pháp chủ quan của con người nhằm thu hồi số vốn đã đầu tư vào TSCĐ.
- Phạm vi: chỉ tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ tham gia vào hoạt động SXKD.
- Mục đích: để thu hồi lại số vốn đầu tư đáp ứng ra ban đầu nhằm thực hiện tái sản xuất TSCĐ.
- Nguyên tắc: mức trích khấu hao phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và phải phù hợp với quy định hiện hành về chế độ trích khấu hao TSCĐ do nhà nước quy định.
- Giá trị khấu hao TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn và chuyển dịch vào chi phí hoạt động của đơn vị.
- Giá trị phải khấu hao của TSCĐ là nguyên giá của TSCĐ trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản.
- Để đảm bảo thu hồi đầy đủ số vốn đầu tư ban đầu và đúng với nguyên tắc mức trích khấu hao, đơn vị có TSCĐ cần:
ü  Xác định đúng phạm vi những TSCĐ phải trích khấu hao.
ü  Xác định thời gian sử dụng hữu ích của nó.
1.2.4.2 Những TSCĐ phải trích khấu hao
Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, cụ thể là các quy định của thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, phạm vi TSCĐ phải trích khấu hao được xác định như sau:
Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
- TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao.
- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
1.2.4.3 Các phương pháp tính khấu hao
a. Phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao tuyến tính cố định)
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.
b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
c. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
1.2.5.1 Các mẫu chứng từ sử dụng
Biên bản giao nhận TSCĐ.
Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
Biên bản thanh lý TSCĐ.
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành.
Biên bản kiểm kê TSCĐ.
Bảng tính và phân bổ khấu hao.

1.2.5.3 Báo cáo của hệ thống
- Bảng tăng giảm TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao cho đơn vị sử dụng
- Thẻ tài sản cố định
- Sổ tài sản cố định
- Sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng


sanghv

0 comments: